Nếu là một trong những nhà thiết kế chắc hẳn bạn sẽ tò mò hoặc quan tâm tới các loại giấy được sử dụng trong in ấn. Các rất nhiều loại giấy được sử dụng trong in ấn tùy theo mục đích sử dụng cũng như nhu cầu mà các nhà in sẽ sử dụng để có thể có được màu sắc cũng như độ bền cao nhất cho sản phẩm. Các mẫu thiết kế dù có đẹp và sáng tạo tới mấy nhưng khi sử dụng chất liệu in không phù hợp cũng không thể nào cho ra được sản phẩm như mong đợi. Dưới đây là một trong những loại giấy in thường được sử dụng.
1. Các loại giấy thông thường trong in ấn
Trước hết ta cần hiểu khái niệm định lượng giấy. Định lượng giấy (g/m2) có nghĩa là cân nặng của một tờ giấy với một diện tích là 1m2. Biết được định lượng giấy, bạn có thể so sánh độ dày của các loại giấy. Ví dụ giấy D500 (1m2 giấy này nặng 500g) thì dày hơn giấy D300.
Cùng tìm hiểu các loại giấy in phổ biến nhất các bạn nhé:
- Giấy Kraft
Giấy Kraft là loại giấy tái sinh, bề mặt tương đối thô, thường có màu nâu vàng nhưng có thể được tẩy trắng để dễ cho việc sản xuất đa dạng. Giấy Kraft sử dụng làm túi giấy hàng tạp phẩm, phong bì, bao bì & đóng gói…
- Giấy Fort : Loại giấy thông dụng, phổ biến nhất là giấy A4 trong các photo. Định lượng thường là 70-80-90g/m2 … Giấy Fort có bề mặt nhám, bám mực tốt, được dùng làm bao thư, hóa đơn, sổ, vở học sinh…
- Giấy Bristol : Loại giấy có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, thường dùng để in hộp xà phòng, mỹ phẩm, dược phẩm, brochure, danh thiếp, tờ rơi, poster, thiệp … Định lượng: 230 – 350g/m2.
- Giấy Ivory : Cũng tương tự như Bristol, nhưng mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm.
- Giấy Couche: Có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure ...Định lượng vào khoảng 90-210g/m2.
- Giấy Duplex: Có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2.
- Giấy Crystal: Có một mặt rất lán bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm...
- Ngoài ra còn có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc ... in bằng khen, thiệp cưới ... các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa ...
Một số lưu ý để in ấn hiệu quả
- Trước khi in ấn, hãy kiểm tra cẩn thận lại thiết kế của bạn xem còn lỗi nào cần sửa không, về sự bố trí, màu sắc, chi tiết, hình ảnh... Thậm chí chỉ một lỗi nhỏ như lỗi sai ngữ pháp, dấu câu trong nội dung cần in ấn cũng có thể khiến bạn phải in lại. Rõ ràng việc này thật tốn tiền và mất thời gian.
- In poster thường sử dụng kích thước thông dụng là 40x60 cm, 50x75 cm, 60x80 cm. Hiện nay các công ty quảng cáo có nhiều mức giá đa dạng cho việc in poster tùy theo yêu cầu của khách hàng. Loại giấy in chất lượng để in poster là giấy Couché để đảm bảo poster có màu sắc đẹp và độ dày hợp lý, phù hợp cho việc dán poster tại nơi công cộng. Sau khi in, poster thường được cán một lớp màng nilon bóng lên trên bề mặt in để tăng tone màu và bảo vệ bề mặt poster.
- Trước khi in vỏ hộp, bao bì sản phẩm, bạn hãy lựa chọn chất liệu in phù hợp và tiết kiệm nhất. Chọn loại bìa các tông của các nhà sản xuất uy tín, vừa dai vừa bền, chọn các loại bìa, giấy được kiểm định chất lượng và đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Bao bì rất chú trọng yếu tố thẩm mỹ vì vậy sự trơn láng, bắt sáng, màu sắc của chất liệu in cũng như kỹ thuật in ấn cũng cần được cân nhắc kỹ. Hãy tham ý kiến của các chuyên gia hay các nhà in để có được sự lựa chọn tốt nhất.
- Tờ rơi hiện nay được in trên máy in offset hiện đại hoặc được in bằng máy in kỹ thuật số (máy in laze màu chất lượng cao). Tờ rơi được in tráng phủ varnish hoặc cán màng để bảo vệ bề mặt in khỏi bị lem màu, trầy xước, thấm nước... Tại Việt Nam, giấy Couché và giấy Offset là 2 loại giấy được dùng để in tờ rơi nhiều nhất.
- Các nhà thiết kế nên sử dụng những phần mềm ứng dụng quen thuộc của nhà in như: PageMaker, QuarkXpress, Illustrator , CorelDraw, Photoshop. Đồng thời nên sử dụng các phần mềm đúng với yêu cầu, ví dụ như sử dụng PageMaker hoặc QuarkX-press để dàn trang; Illustrator, Freehand,CorelDraw phù hợp để vẽ các đối tượng đồ họa hoặc thiết kế những trang đơn; Photoshop để xử lý ảnh tốt nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét